Scholar Hub/Chủ đề/#thành phần sinh hóa/
Thành phần sinh hóa là nền móng của sự sống, bao gồm protein, lipid, carbohydrate, và acid nucleic, cùng với ion và phân tử nhỏ như vitamin và hormone. Các hợp chất này đảm nhiệm các chức năng quan trọng như cấu trúc tế bào, truyền tải thông tin di truyền, và cân bằng điện giải. Nghiên cứu về thành phần sinh hóa giúp giải thích cơ chế của tế bào và ứng dụng rộng rãi trong y học, sinh học phân tử, và công nghệ sinh học. Sự hiểu biết sâu rộng về chúng có thể cải tiến điều trị bệnh và phát triển công nghệ.
Thành Phần Sinh Hóa: Khái Niệm và Tầm Quan Trọng
Thành phần sinh hóa là nền tảng của sự sống, đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học và di truyền của mọi sinh vật trên Trái Đất. Những thành phần này bao gồm các đại phân tử như protein, lipid, carbohydrate và acid nucleic, cũng như các ion và phân tử nhỏ khác.
Đại Phân Tử Sinh Hóa Chính
Protein
Protein là chuỗi polypeptid dài được cấu tạo từ các acid amin thông qua liên kết peptide. Chúng là thành phần thiết yếu trong cấu trúc tế bào và tham gia vào hầu hết các hoạt động sinh học, bao gồm enzyme, chức năng vận chuyển và gắn kết phân tử tín hiệu.
Lipid
Lipid là các phân tử kỵ nước hoặc lưỡng tính, quan trọng trong việc hình thành màng tế bào và lưu trữ năng lượng. Các loại lipid phổ biến bao gồm triglyceride, phospholipid và sterol.
Carbohydrate
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các tế bào sinh học. Chúng tồn tại dưới dạng đường đơn như glucose và đường phức hợp như starch và cellulose, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào và tín hiệu phân tử.
Acid Nucleic
Acid nucleic bao gồm DNA và RNA, là vật liệu di truyền của tế bào. DNA lưu giữ thông tin di truyền cần thiết cho sự phát triển và sinh sản của sinh vật, trong khi RNA thực hiện việc truyền tải và biểu hiện thông tin này trong quá trình sinh tổng hợp protein.
Ion và Phân Tử Nhỏ Khác
Các ion như Na+, K+, Ca2+ đóng vai trò quan trọng trong duy trì áp suất thẩm thấu và cân bằng điện giải, cũng như chức năng truyền tín hiệu thần kinh. Ngoài ra, các phân tử nhỏ như vitamin và hormone cũng rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của các phản ứng sinh hóa.
Tầm Quan Trọng của Nghiên Cứu Thành Phần Sinh Hóa
Hiểu biết về thành phần sinh hóa không chỉ giúp giải thích cơ chế hoạt động của tế bào mà còn ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y học, sinh học phân tử và công nghệ sinh học. Nghiên cứu về sự biến đổi của các thành phần này có thể dẫn đến các phát hiện mới trong việc điều trị bệnh và phát triển các công nghệ sinh học tiên tiến.
Kết Luận
Thành phần sinh hóa đóng vai trò không thể thiếu trong sự tồn tại và phát triển của tất cả các dạng sống. Sự hiểu biết sâu sắc về các thành phần này không chỉ giúp mở rộng kiến thức khoa học mà còn tạo ra những cơ hội mới trong lĩnh vực y học và công nghệ.
SO SÁNH ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HUYẾT THANH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẢM QUAN THỊ GIÁC QUA BẢNG MÀU VỚI PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỰ ĐỘNG TRÊN MÁY SINH HÓA - MIỄN DỊCH Giới thiệu: Chỉ số huyết thanh học được đánh giá bằng cảm quan thị giác tuy đơn giản, ít tốn kém, sử dụng tại nhiều phòng xét nghiệm nhưng rất chủ quan và độ chính xác chưa được xác thực. Việc xác định độ chính xác của phương pháp đánh giá bằng mắt và bằng máy là cần thiết để quản lý chất lượng mẫu tiền phân tích. Mục tiêu: Xác định độ chính xác của việc đánh giá chỉ số tán huyết (H), chỉ số vàng huyết thanh do tăng bilirubin (I) và chỉ số đục huyết thanh do tăng lipid máu (L) ở các mức nồng độ, bằng phương pháp cảm quan thị giác qua bảng màu so với phương pháp phân tích tự động trên máy sinh hoá-miễn dịch Architect Ci8200 (Abbott). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 420 mẫu huyết thanh được thu thập từ 07/2020 đến 11/2020 tại khoa Xét Nghiệm, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Mẫu được đánh giá ba chỉ số huyết thanh song song bằng hai phương pháp cảm quan thị giác và bằng máy. Các kết quả được ghi nhận độc lập. Độ chính xác của hai phương pháp được đánh giá bằng các chỉ số: độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương, giá trị dự báo âm. Kết quả: Trong 420 mẫu, có 121 mẫu không có chỉ số huyết thanh nào (28,8%), 260 mẫu có một chỉ số huyết thanh (61,9%) và 39 mẫu có nhiều hơn một chỉ số huyết thanh (9,3%). Đối với nhóm mẫu chỉ có một chỉ số huyết thanh: độ chính xác khi phân biệt giữa mức "có và không có" (0-1234) giữa phương pháp cảm quan thị giác và hệ thống máy cho chỉ số H, I và L lần lượt là 0,87; 0,72; 0,84. Đối với chỉ số H, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,86; 0,76; 0,59; 0,53. Đối với chỉ số I, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,72; 0,58; 0,50; 0,40. Đối với chỉ số L, độ chính xác giữa hai phương pháp ở các mức nồng độ 0-1; 1-2, 2-3, 3-4 lần lượt là 0,84; 0,57; 0,33; 0,50. Đối với mẫu có hai chỉ số trở lên, do sự tương tác của các chỉ số trong cùng mẫu, không xác định được độ chính xác giữa hai phương pháp. Kết luận: So với phương pháp đánh giá tự động bằng máy phương pháp đánh giá các chỉ số huyết thanh học bằng cảm quan thị giác có độ chính xác tốt trong việc phân biệt mẫu có hoặc không có chỉ số huyết thanh. Ở các mức nồng độ khác nhau đối với cùng chỉ số huyết thanh, phương pháp cảm quan thị giác ít chính xác trong việc phân loại.
#chỉ số huyết thanh #chỉ số tán huyết #chỉ số vàng do tăng bilirubin #chỉ số đục do tăng lipid
CHU KỲ SINH SẢN VÀ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA HÀU (CRASSOSTREA SP.) PHÂN BỐ TẠI RỪNG NGẬP MẶN TỈNH CÀ MAU Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 16a - Trang 40-50 - 2010
Khảo sát chu kỳ sinh sản và thành phần sinh hóa của hàu Crassostrea sp. ở khu vực rừng ngập mặn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008. Kết quả cho thấy hàu Crassostrea sp sinh sản quanh năm, nhưng đỉnh cao vào tháng 4-5 và tháng 9-10. Nhiệt độ và độ mặn liên quan rất rõ đến mùa vụ sinh sản của hàu tại địa điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy biến động các thành phần sinh hóa của hàu không đáng kể theo chu kỳ năm, trong đó hàm lượng đạm từ 51-59%, đây cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong mô cơ thể hàu. Thành phần chất bột đường từ 21-31% và thấp nhất là chất béo với tỷ lệ từ 6-9%. Biến động của các thành phần sinh hóa không thể hiện mối tương quan với mùa vụ sinh sản cũng như quá trình hình thành giao tử của hàu Crassostrea sp.
#Hàu #Crassostrea sp #chu kỳ sinh sản #thành phần sinh hóa
Khả năng sử dụng cám gạo làm thức ăn cho hải sâm cát (Holothuria scabra) giống Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - Số 42 - Trang 85-92 - 2016
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng cám gạo làm thức ăn lên tỉ lệ sống và tăng trưởng của hải sâm cát (Holothuria scabra) giống nuôi trong bể. Thí nghiệm gồm bốn nghiệm thức, (i) thức ăn tôm sú số 0 là nghiệm thức đối chứng (TA), (ii) cám gạo (CG), (iii) và (iv) là hỗn hợp thức ăn gồm cám gạo và thức ăn tôm được phối trộn với tỉ lệ 1:1 (1CG+1TA) và 2:1 (2CG+1TA). Hải sâm giống có khối lượng ban đầu trung bình là 3,59 g được nuôi trong bể nhựa 250 L (30 con/m2) với nền đáy cát, sục khí nhẹ và liên tục ở độ mặn 30 ppt. Sau 75 ngày nuôi, tỉ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức thức ăn đều đạt 100%. Khối lượng và chiều dài cuối của hải sâm thí nghiệm dao động lần lượt là 15,7-51,6g và 7,5-10,9 cm. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của hải sâm đạt cao nhất là ở nghiệm thức 1CG+1TA và khác biệt có ý nghĩa (p0,05). Ở nghiệm thức chỉ cho ăn cám gạo (CG) hải sâm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất. Hơn nữa, thành phần sinh hóa thịt hải sâm ở nghiệm thức 1CG+1TA có hàm lượng protein và lipid khá cao hơn so với các nghiệm thức khác. Kết quả thí nghiệm này cho thấy hỗn hợp thức ăn cám gạo và thức ăn tôm với tỉ lệ 1:1 có thể được xem là thức ăn thích hợp cho hải sâm cát (H. scabra) giai đoạn giống.
#Holothuria scabra #cám gạo #tăng trưởng #thành phần sinh hóa #Hải sâm
ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM THU CẮT ĐẾN NĂNG SUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY HƯỚNG DƯƠNG (Helianthus annus) LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời điểm thu cắt đến năng suất, thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của cây hướng dương làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Thí nghiệm đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm Tứ Hạ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. Cây hướng dương Aguara 6 được trồng trên diện tích 1300 m2 với mật độ 66.000 cây/ha và được thu cắt tại hai thời điểm ra hoa (75 ngày sau khi gieo) và kết hạt (85 ngày sau khi gieo) để xác định năng suất cả cây và các bộ phận (thân, lá và hoa), thành phần hóa học và giá trị năng lượng. Kết quả cho thấy năng suất sinh khối và protein thô tại thời điểm kết hạt cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thời điểm ra hoa (tương ứng 62,0 và 52,5 tấn tươi/ha/lứa cắt; và 1,13 và 0,96 tấn protein thô/ha/lứa cắt). Ngoại trừ protein thô, các thành phần khác như vật chất khô, xơ không bị rửa trôi bởi chất tẩy trung tính, chất béo, và giá trị năng lượng tiêu hoá, năng lượng trao đổi của cây hướng dương thu cắt tại thời kỳ kết hạt cao đều hơn khi cây ra hoa. Vì vậy, cây hướng dương Aguara 6 được xem là cây thức ăn tiềm năng cho gia súc nhai lại và nên thu hoạch tại thời kỳ kết hạt.
#Hướng dương Aguara 6 #thành phần hóa học #sinh khối #ra hoa #kết hạt
ĐáNH GIá Sự PHáT TRIểN Và GIá TRị DINH DƯỡNG CủA BIO-FLOC Ở CáC Độ MặN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN THí NGHIệM Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ - - Trang 150-158 - 2014
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự phát triển của bio-floc ở các độ mặn khác nhau ở điều kiện phòng thí nghiệm trong 21 ngày. Bốn nghiệm thức độ mặn gồm 35, 60, 80 và 100 ppt được bố trí trong keo thủy tinh 10-L được sục khí liên tục. Bột khoai mì và phân gà được sử dụng kết hợp làm nguồn carbon (C:N là 10:1) để kích thích sự hình thành bio-floc. Kết quả cho thấy hàm lượng các hợp chất đạm (NH4, NO2, NO3 và TN) tăng cao sau 7 ngày thí nghiệm sau đó có khuynh hướng giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm vào ngày 21. Hàm lượng TSS và VSS tăng theo sự tăng độ mặn và tất cả có khuynh hướng tăng theo thời gian thí nghiệm. Thể tích bio-floc và mật độ tổng vi khuẩn tăng theo thời gian thí nghiệm trong đó tổng vi khuẩn ở độ mặn 35 và 60 ppt cao gấp 5-10 lần so với độ mặn 80 và 100 ppt. Thành phần sinh hóa của bio-flocs không khác nhau giữa các nghiệm thức độ mặn, trong đó hàm lượng protein đạt giá trị cao nhất vào ngày 14. Kết quả nghiên cứu này cho thấy bio-flocs có thể gây tạo ở độ mặn cao để phục vụ nuôi các loài thủy sản chịu mặn cao.
#Bio-floc #total bacteria #độ mặn #thành phần sinh hóa
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT BẢN ĐỊA PHÂN GIẢI XENLULO CAO ĐỂ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH VẬT XỬ LÝ BÃ THẢI CÂY GAI TẠI THANH HÓA Bã thải cây Gai cho đến giờ vẫn chưa tìm ra một phương pháp xử lý tối ưu, vì vậy, trong bài báo này, chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn vi sinh vật bản địa phân giải xenlulo cao để có thể xử lý hiệu quả hơn. Nghiên cứu tiến hành phân lập trên môi trường GauzeI và Hans sau đó xác định hoạt tính CMC-aza, hoạt tính của vi sinh vật để tuyển chọn. Tiếp theo, xác định tên loài của các chủng được tuyển chọn bằng phương pháp tách DNA tổng số, PCR và Sequence. Kết quả cho thấy, đã chọn được 02 chủng vi khuẩn và 06 chủng xạ khuẩn từ 32 isolates để tiến hành các nghiên cứu tiếp theo. Các chủng này đã được xác định các điều kiện nuôi cấy phù hợp cho sinh trưởng, phát triển. Đánh giá hoạt tính sinh học của vi sinh vật dựa trên kết quả hoạt tính CMC-aza và tỷ lệ giảm khối lượng của mẫu thí nghiệm so với mẫu đối chứng, Kết quả đã chọn được TG2.1 và CM4.1 là Bacillus subtilis, PU1.1 là Streptomyces lilaceus, PU1.2
Kết quả phân loại TG2.1 và CM4.1 là Bacillus subtilis, PU1.1 là Streptomyces lilaceus, PU1.2 là Streptomyces misionensis và các chủng vi sinh vật tuyển chọn trên thuộc nhóm rủi ro cấp độ 1 (Nhóm an toàn). Vì vậy, có thể sử dụng các chủng này cho các thí nghiệm tiếp theo trong nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học xử lý bã thải cây Gai tại Thanh Hóa
#Hemp Hurd Isolation Screening Degrading cellulose Microorganisms
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CUA (BRACHYURA) TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HOÁ Nghiên cứu về thành phần loài cua trong hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Hậu Lộc được thực hiện vào 12/2020 tại 19 điểm đại diện cho các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 26 loài giáp xác thuộc phân bộ cua trong khu vực HST RNM huyện Hậu Lộc. Các loài trong đó thuộc 19 giống, 8 họ. Họ có nhiều loài nhất là họ cáy rừng Sesarmidae với 7 loài thuộc 6 giống, tiếp đến họ dã tràng Dotillidae và họ cua rạm Varunidae đều có 5 loài thuộc 4 giống. Các họ còn lại đều có 1 giống (từ 1-3 loài). Các họ Sesarmidae, Dotillidae và Varunidae đều là các họ đặc trưng, điển hình cho các HST RNM ven biển ở Việt Nam. Đã ghi nhận mới sự có mặt của loài Cáy đỏ (Neosarmatium smithi), Cáy maipo (Perisesarma maipoense), cáy tròn (Sarmatium germaini), cáy lông (Chiromantes dehaani), ... Các loài gặp ở đây chủ yếu đều là những loài phân bố rộng như Perisesarma bidens, Parasesarma plicatum, Metaplax elegans, Metaplax longipes, Macrophthalmus tomemtosus,… Tại các bãi trống ngoài RNM về phía biển chủ yếu gặp các loài mày mạy (Metaplax elegans), sà sạ (Macrophthalmus tomemtosus), các loài trong họ dã tràng (Dotillidae) như cua lính, dã tràng lớn, dã tràng nâu, vái trời; Sinh cảnh rừng thấp mới trồng, cây thưa bắt gặp một số loài như Metaplax elegans,…; Trong RNM gặp chủ yếu là các loài cáy Perisesarma bidens, Parasesarma plicatum,...; Sinh cảnh rừng trồng lâu năm, nền đáy cao hơn, độ che phủ lớn hơn thường xuất hiện các loài có kích thước lớn như cáy đỏ (Neosarmatium smithi), cáy tròn (Sarmatium germaini),…; Sinh cảnh bãi cao ven rừng ngập mặn thường xuất hiện các loài cua đào hang sâu trên nền đất cứng như cù kỳ (Helice latimera), Perisesarma maipoense, Chiromantes dehaani, Uca arcuata,…
#Species composition #distribution #crab #mangrove #Hau Loc #Thanh Hoa
Thực nghiệm xác định khối lượng, thành phần và tỷ lệ vật liệu tái chế trong chất thải rắn sinh hoạt tại Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Daklak Nghiên cứu này xác định khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bằng đo đạc tại nguồn thải và xác định thành phần trong dòng thải chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Buôn Ma Thuột bằng việc phân loại mẫu chất thải. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm, các mẫu chất thải của 208 hộ gia đình đã được cân hàng ngày. Toàn bộ chất thải rắn của mỗi hộ gia đình được thu gom và cân liên tục trong 7 ngày, lặp lại 2 lần. Trong khi đó, có 99 mẫu chất thải rắn đã được lấy để phân loại thành phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lượng phát thải chất thải rắn trung bình của thành phố là 0,47 0,03 kg/người/ngày. Chất thải hữu cơ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chất thải rắn sinh hoạt với 56,28% tại nguồn thải đến 74,8% tại bãi chôn lấp thành phố. Sau cùng, kết luận của nghiên cứu là cần thiết đề xuất định hướng cho quản lý chất thải rắn của thành phố dựa trên việc Quản lý tổng hợp chất thải rắn và Xã hội tuần hoàn tài nguyên
Nghiên cứu thí điểm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phân tán tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố Bến Tre Thành phố Bến Tre nằm ở trung tâm của tỉnh Bến Tre, một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long và cách Thành phố Hồ Chí Minh 85km. Do quá trình phát triển đô thị và dân số tăng, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân ngày càng phát triển, kéo theo lượng chất thải, nước thải phát sinh ngày càng nhiều và hầu hết chưa được xử lý. Với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, thành phố Bến Tre vẫn còn đảm bảo được vấn đề tiêu thoát nước mặt, tuy nhiên nguồn nước mặt đang có dấu hiệu bị ô nhiễm. Theo số liệu phân tích nguồn nước mặt tại các kênh, rach thoát nước thì các chỉ tiêu về hữu cơ (BOD5, TSS, COD) và vi sinh vật (Coliform, E.Coli), cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn, nguồn nước có màu đen và mùi hôi chưa được khắc phục. Thành phố Bến Tre hiện chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung do thiếu nguồn lực về kinh tế cũng như việc quy hoạch hệ thống thu gom, thoát nước thải chưa được thực hiện. Giải pháp xử lý nước thải phân tán đã được nghiên cứu, áp dụng tại nhiều địa phương, nhằm xử lý các nguồn nước thải ô nhiễm hữu cơ với hiệu quả xử lý tốt, chi phí đầu tư và vận hành thấp. Việc nghiên cứu thí điểm và cải tiến mô hình xử lý nước thải sinh hoạt phân tán nhằm áp dụng linh hoạt tại các khu vực bị ô nhiễm, phù hợp với điều kiện hạ tầng và quản lý vận hành của Thành phố góp phần xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và làm cơ sở cho việc phổ biến, nhân rộng trên địa bàn thành phố.
#Thành phố Bến Tre #khu dân cư #xử lý nước thải sinh hoạt #mô hình xử lý phân tán #giảm thiểu ô nhiễm